Thiết kế cầu thang an toàn và đẹp cho nhà phố

Cầu thang đóng vai trò kết nối các tầng với nhau, đây là nơi được sử dụng liên tục trong nhà. Tuy nhiên, lên xuống cầu thang luôn tiềm ẩn một phần rủi ro. Đặc biệt là khi cầu thang được thiết kế không đạt chuẩn. Đã có rất nhiều trường hợp tai nạn nghiêm trọng được ghi nhận. Vậy nên việc thiết kế cầu thang cần được giao cho đơn vị thi công giàu kinh nghiệm, có sự giám sát chặt chẽ. Mọi số đo, công đoạn đều phải làm đúng thiết kế. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Thiết kế cầu thang an toàn và đẹp cho nhà phố’.

Tính an toàn được đề cao

Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam. Thì độ rộng trung bình của thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm. Và chiều cao của cả cầu thang là 16-19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm.

Tính an toàn được đề cao
Tính an toàn được đề cao

Đối với những công trình cao cấp độ rộng của thang có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, thang sẽ không bị dốc và hẹp. Người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn. Kích thước chuẩn khoảng 90cm. Chiếu nghỉ, theo đúng như tên gọi của nó. Là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

Vật liệu làm cầu thang đóng vai trò quan trọng

Một ngôi nhà ống, nhà phố nhỏ hẹp thường được thiết kế thành nhiều tầng. Vì vậy, để thiết kế thang vừa tiết kiệm không gian. vừa thẩm mỹ, bạn đừng nên bỏ qua một số thông tin dưới đây. Đối với nhà hẹp, khi thiết kế cầu thang. người ta thường tính đến phương án để đảm bảo, thẩm mỹ và tiết kiệm không gian. Những mẫu gọn nhẹ luôn được ưu tiên hàng đầu.

Trong những ngôi nhà hiện nay, thông thường, sử dụng kết cấu bê tông cốt thép. với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc bằng gạch. Tuy nhiên, với những căn nhà phố có diện tích chỉ khoảng 35-40m2. thì diện tích cho thang như trên là quá lớn. Để giải quyết vấn đề đó, thang được thiết kế gọn nhẹ. đã trở thành xu hướng mới, đảm bảo thông thoáng và tiết kiệm chi phí.

Tính toán kích thước phù hợp

Điều đầu tiên khi thiết kế thang là các bạn phải đo khoảng cách. Từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn tầng trên. Kích thước sai sẽ khiến việc thiết kế thang không được chính xác. Sau đó, bạn phải tính ra số bậc cầu thang tương ứng với chiều cao đó. Tức là bạn cũng phải xác định chiều cao của mỗi bậc thang để tiết kiệm.

Tính toán kích thước phù hợp
Tính toán kích thước phù hợp

Theo tiêu chuẩn thông thường, mỗi bậc thang cao 15cm, rộng 30cm. Tuy nhiên, nếu nhà hẹp, bạn nên thiết kế bậc cao từ 17-19cm, rộng 24-27cm. Trong trường hợp “bất khả kháng”. Bạn cũng có thể tăng chiều cao của bậc lên. Nhưng đừng bao giờ vượt quá 22cm. Công việc tiếp theo là xác định chiều rộng vế thang. Cầu thang nhà ở thường có chiều rộng trung bình khoảng 80-120cm. Để tiết kiệm diện tích. Bạn có thể thu hẹp một chút nhưng không nên nhỏ hơn 60cm.

Để tận dụng không gian, đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nơi chứa đồ; nhà vệ sinh; đặt giá sách… Bạn cũng hoàn toàn có thể biến không gian này thành một điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà. Một vườn khô nhỏ trải sỏi trắng cùng những bát hoa nhỏ sẽ khiến gầm thang thêm sinh động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *