Ngân hàng thế giới dự báo Việt Nam có triển vọng phát triển kinh tế

Mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam đã báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Tính đến ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2021 qua Kho bạc Nhà nước là 183.718 tỷ đồng; đạt 42,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao. Để đạt mục tiêu tỉ lệ giải ngân tốt với vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước 2021 đạt 95-100% kế hoạch, Kho bạc Nhà nước đã đề xuất rất nhiều giải pháp và lên kế hoạch cần tập tung thực hiện ngay từ bây giờ cho đến cuối năm để có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân. WB dự báo Việt Nam có triển vọng phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 15/9, Ngân hàng thế giới (WB) đã có báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam trong tháng 8/2021 và dự báo triển vọng phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Theo Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân.

Giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế thế nào?

Theo WB, trong tháng 8/2021, diễn biến dịch bệnh có chiều hướng xấu đi nhanh chóng; số ca nhiễm bệnh tăng cao và đạt bình quân trên 10.000 ca nhiễm mỗi ngày. Trước tình hình đó, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) giảm 4,2%

Đại diện Ngân hàng thế giới nhận định, việc thực hiện giãn cách xã hội; các lệnh hạn chế đi lại đã khiến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô sụt giảm. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) giảm 4,2% so với tháng trước và 7,4% so với cùng kỳ năm trước do các biện pháp giãn cách xã hội gây gián đoạn sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo.

Giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế thế nào?
Giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế thế nào?

Mặc dù vậy, sự suy giảm này của các hoạt động sản xuất công nghiệp không đột ngột như sự suy giảm thời điểm đầu khủng hoảng COVID-19 hồi tháng 4/2020.

Thực tế, có sự khác nhau giữa các vùng miền, trong đó các trung tâm công nghiệp chế biến; chế tạo lớn ở miền Bắc vẫn tăng trưởng hai con số; trái ngược với sự sụt giảm sản lượng mạnh ở các tỉnh miền Nam, nơi các nhà máy bị đóng cửa.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 10,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục diễn biến xấu đi trong tháng 8, giảm 10,5% so với tháng trước và 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua.

Trong khi đó, với kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục thâm hụt. So với một năm trước, xuất khẩu hàng hóa giảm 5,7%, trong khi nhập khẩu tăng 21,1%. Hệ quả là nhập siêu tăng lên 3,5 tỷ USD trong tám tháng đầu năm 2021, so với xuất siêu 13,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Đồ gỗ và giày dép bị ảnh hưởng nặng nề

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính, đồ gỗ và giày dép bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm lần lượt 38% và 26% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là máy tính và sản phẩm điện tử, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước; dệt may giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3%

Đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), trong tháng 8/2021 tăng 0,3% so với tháng trước. Các biện pháp hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến giao thông trong nước và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, dẫn đến giá lương thực; thực phẩm tăng 1,2%, qua đó tạo áp lực lên giá cả nói chung.

Dù vậy, một số chỉ số kinh tế vẫn có tín hiệu khả quan. Đơn cử như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thấy lòng tin vào nền kinh tế vẫn được duy trì.

Trong tám tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký đạt 14 tỷ USD; chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD; tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Thực tế, Việt nam đã thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 8/2021; tăng 65% so với tháng trước.

Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Thu ngân sách giảm, trong khi chi thường xuyên tăng mạnh trong tháng 8

Cũng theo báo cáo của WB, cân đối ngân sách trong tháng 8 ghi nhận bội chi 15,4 nghìn tỷ đồng.

Sau khi tăng trong sáu tháng trước đó; tổng thu ngân sách tháng 8 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước; thể hiện tác động của chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; cũng như các hoạt động kinh tế chững lại.

Thu ngân sách giảm, trong khi chi thường xuyên tăng mạnh trong tháng 8
Thu ngân sách giảm, trong khi chi thường xuyên tăng mạnh trong tháng 8

Trong khi đó, chi thường xuyên tăng 90% so với cùng kỳ năm trước; do phải huy động nguồn lực để chống chọi với dịch COVID-19 và mua vắc-xin.

Các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam; cản trở việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, vốn đã bị chậm trễ từ đầu năm.

Hệ quả là giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 8; giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước; dẫn đến tổng chi ngân sách thấp hơn 10,5% so với một năm trước đó.

Bội chi ngân sách trong tháng 8

Mặc dù ghi nhận bội chi ngân sách trong tháng 8, nhưng cân đối ngân sách trong tám tháng đầu năm vẫn bội thu (86,1 nghìn tỷ đồng); vì bảy tháng đầu năm 2021 ghi nhận thu ngân sách ở mức cao trong khi chi tiêu chững lại.

Theo WB, nhìn chung, trong tám tháng đầu năm 2021, thu ngân sách tăng 13,9%; và tổng chi ngân sách giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2020. Chính phủ vay 36,2 nghìn tỷ đồng trên thị trường trong nước; nâng tổng vay nợ lên 210,3 nghìn tỷ đồng tính từ đầu năm đến nay, tương đương 60% kế hoạch cả năm.

Thanh khoản dồi dào tiếp tục làm chi phí vay nợ giảm; trong đó lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp giảm xuống mức kỷ lục 2,05% vào cuối tháng 8.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, WB đánh giá, trong thời gian tới; kết quả tổng thể của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9; để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV.

Đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin

Ưu tiên đặt ra là đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin để bao phủ ít nhất 70% dân số trưởng thành.

Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn; bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ; cũng là cách để giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm. Vì chi ngân sách tăng lên trong khi thu ngân sách sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong ngắn hạn; nên cần tiếp tục thận trọng theo dõi tình hình cân đối tài khóa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *