Cải tạo nhà 2 tầng cũ là nghiệp vụ cơ bản của các nhà thầu chuyên về mảng sửa chữa nhà ở. Đây là nghiệp vụ thường xuyên phát sinh do nhu cầu sửa chữa của khách hàng khá lớn. Nó tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc phá dỡ và xây mới. Dù vậy với nhu cầu cải tạo nhà như thế này vẫn cần phải có những lưu ý riêng biệt yêu cầu gia chủ cần biết. Để tránh việc tốn thời gian và khó khăn trong việc giám sát chất lượng công trình. Cũng như thiếu sót trong quá trình trao đổi với kiến trúc sư gây ra công trình hoàn công không như ý.
Mục Lục
Cải tạo nhà 2 tầng cũ
Sửa chữa, cải tạo nhà cũ vốn là một câu chuyện “xưa như diễm” nhưng vẫn luôn luôn là vấn đề vô cùng đau đầu của các chủ đầu tư trong xã hội hiện nay. Đa phần người dân tự mày mò và thuê thợ gần nhà sửa chữa. Nên chỉ sau một thời gian sử dụng, các lỗi và sự cố trong ngôi nhà vẫn không được xử lý triệt để. Gây tốn kém vì thiếu những kiến thức thiết kế kiến trúc, nội thất và kỹ thuật xây dựng phù hợp.
Khi bạn có ý định cải tạo nhà 2 tầng cũ; và bạn có thể cũng đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ tìm ý tưởng và tính toán chi phí thế nào cho hợp lý. Thì có thể hãy lắng nghe các chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm dưới đây.
Những nguyên nhân khiến gia chủ lựa chọn phương án cải tạo nhà 2 tầng
Những ngôi nhà ống, nhà phố 2 tầng sau nhiều năm xây dựng thường bộc lộ những nhiều khuyết điểm. Như không hợp phong thủy, công năng sử dụng không hợp lý, thiết bị trang trí trong nhà xuống cấp, lạc hậu. Hệ thống nước ngầm trong tường bị xuống cấp gây thấm dột, ẩm mốc. Hệ thống điện, internet đầu nối chằng chịt mất mỹ quan… nên cho dù chủ nhà có mua đồ nội thất sang trọng, cao cấp đến mấy thì cũng không thể làm cho không gian bên trong nhà đẹp hơn được. Kiến trúc mặt tiền những ngôi nhà cũ đa phần lạc hậu, xấu xí. Cần được thay đổi theo xu hướng phát triển độ thị hiện tại.
Thay vì xây mới, cải tạo nhà cũ 2 tầng giúp bạn tiết kiết 60% đến 65% chi phí xây dựng. Thời gian thi công được rút ngắn một cách tốt nhất; mà độ hiệu quả vẫn không khác gì việc xây mới. Không những vậy, cải tạo lại ngôi nhà 2 tầng đã cũ còn giúp lưu giữ lại những kỉ niệm, phong thủy hợp mệnh ngôi nhà 2 tâng cũ của gia chủ. Chính vì vậy, cải tạo nhà 2 tầng cũ là lựa chọn tối ưu cho những ai đang sinh sống trong loại hình kiến trúc này.
Những tình huống hay gặp phải trong cải tạo nhà 2 tầng cũ và hướng xử lý
Chân tường bong tróc
Theo năm tháng, chân tường nhà 2 tầng thường xảy ra các hiện tương bong, tróc. Không còn giữ được vẻ đẹp và độ chắc chắn vốn có. Chúng ta có thể dùng những biện pháp là:
- Bóc bỏ tất cả các lớp vữa trát cũ
- Đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng gạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà
- Trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao
- Trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 90cm so với cốt sàn nhà. Bạn có thể sử dụng biện pháp sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường
- Ốp chân tường bằng gạch hoa hay ván lát gỗ để tôn vinh sự sang trọng cho ngôi nhà
Xử lý võng sàn, nứt sàn
Trong quá trình sử dụng, chủ nhà thường tự ý thay đổi thiết kế căn nhà như:
- Thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng
- Xây trực tiếp lên sàn các tầng tại vị trí không có dầm
Vì thế theo thời gian các sàn sẽ vòng vì bị một lực lên tập trung theo một đường thẳng giữa sàn nhà. Gây nên hiện tượng võng sàn, gây thấm dột, bong vữa trần.
Do vậy để xử lý tốt hiện tượng này nên phá dỡ những bức tường xây sai quy định. Để có thể xây dựng tường lên sàn thì phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ. Dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.
Tình huống xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng
Do thời gian sử dụng lâu năm hoặc khi xây tường ban công, tường chắn mái,… thợ thi công không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược, không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà vì thế khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước.
Khi trời nắng lên, có sự thay đổi lớn về thời tiết, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh, gây nứt cổ trần. Vì thế để xử lý hiện tượng này cần sửa lại các mạch vữa chân tường; bằng cách đục bỏ một phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao. Đồng thời xây vát góc tránh đọng nước ở chân tường giao giữa tường với trần nhà.
Tình huống xử lý cấy dầm mới, cấy sàn và sàn cũ
Để cải tạo công năng thì phải thay đổi vị trí cầu thang. Do đó bạn sẽ phải cấy dầm mới, cấy sàn mới. Có nhiều biện pháp để thi công nhưng phương pháp hay dùng nhất là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép. Nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới.
Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy nháp làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối. Rồi sau đó đổ một lớp xi măng nguyên chất nhằm tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau. Lưu ý trước khi đổ bê tông phải rửa sạch các vị trí đầu nối, mạch liên kết bê tông mới và cũ. Ở một vài vị trí đưa con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dần con sơn vào hệ khung nhà cũ. Và phải dùng keo bê tông hoặc loại đặc chủng.
Các bước thực hiện trong quá trình cải tạo sửa chữa nhà 2 tầng cũ
Bước 1: Khảo sát hiện trạng ngôi nhà cần cải tạo
Khảo sát hiện trạng căn nhà là công việc đầu tiên và quan trọng nhằm đánh giá tình trạng căn nhà. Đồng thời nắm bắt nhu cầu, mong muốn và ý tưởng của chủ nhà. Kiến trúc sư sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng là chủ căn nhà cũ cần cải tạo trực tiếp tư vấn và đo vẽ lại hiện trạng căn nhà sao cho bám sát thực tế, đánh giá chất lượng, tình trạng của căn nhà cũ. Đồng thời trao đổi lên phương án cải tạo để tư vấn cho khách hàng.
Bước 2: Lên phương án thiết kế hợp lý và thống nhất phương án thiết kế với chủ nhà
Dựa trên nhu cầu của khách hàng và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Và căn cứ vào hiện trạng căn nhà cũ để lên phương án thiết kế chi tiết cải tạo nội thất. Phương án cải tạo nội thất được khách hàng xem và phê duyệt. Nếu có gì cần thay đổi sẽ được chỉnh sửa phương án thiết kế sao cho hợp lý nhất.
Bước 3: Tổ chức thi công cải tạo nhà cũ một cách chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí
Đơn vị thi công hay nhà thầu sẽ tiến hành thi công cải tạo, sửa chữa cải tạo nhà 2 tầng cũ sau khi thống nhất phương án thiết kế cải tạo nhà cũ với khách hàng. Quý khách hãy lựa chọn một đơn vị thi công uy tín, chất lượng. Để đảm bảo về chất lượng, thời gian và chi phí cho công trình.
Lưu ý khi có nhu cầu cải tạo nhà 2 tầng
Dự trù kinh phí
Sửa chữa nhà một một việc làm lớn tốn kém rất nhiều chi phí. Do đó, để đảm bảo việc sửa chữa diễn ra thuận lợi đúng kế hoạch. Các bạn cần phải dự trù được kinh phí sửa chữa. Tùy theo mục đích sử dụng, yêu cầu sửa chữa căn nhà mà các bạn dự trù kinh phí sao cho hợp lý. Tuy nhiên các bạn cần nhớ không nên chuẩn bị kinh phí sửa nhà đủ mà cần thừa.
Không nên sửa nhà vào dịp cuối năm
Đây là kinh nghiệm mà các kiến trúc sư, thợ xây dựng chia sẻ với gia chủ của mình. Bởi cuối năm là thời điểm thợ thi công vô cùng khan hiếm. Đồng thời vật liệu thi công ở thời điểm này cũng tăng khá cao. Chính vì thế, nếu lựa chọn dịp cuối năm để sửa nhà thì bạn phải xác định mất thêm một khoản chi phí chênh lệch tiền công, vật tư.