Kinh nghiệm lựa chọn móng nhà phù hợp với công trình

Kinh nghiệm lựa chọn móng nhà phù hợp với công trình mà bạn nên biết. Khi xây nhà thì phần móng nhà luôn là phần cực kì quan trọng với cả kết cấu của căn nhà. Nó sẽ quyết định đến sự chắc chắn và bền vững của căn nhà trong tương lai. Với những kiểu nhà và nền đất khác nhau thì móng phải khác nhau. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số loại móng nhà cơ bản. Dựa trên loại hình nhà bạn sẽ xây và nền đất bạn hãy chọn loại móng nhà phù hợp với căn hộ của mình nhất nhé.

Tìm hiểu tầm quan trọng của móng nhà

Móng nhà là yếu tố quyết định sự kiên cố, bền vững và được xem là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Đây là bộ phận chức năng truyền tải trực tiếp toàn bộ tải trọng của công trình xuống nền đất để tạo sự ổn định, vững chắc và đảm bảo độ an toàn. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng, cần tính toán các phương án làm móng phù hợp để đảm bảo công trình không bị lún sụt, đổ vỡ.

Kinh nghiệm chọn móng nhà phù hợp

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà. Đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của toàn bộ ngôi nhà giúp đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình sẽ sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp. Ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất có nền đất yếu.

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà

Các loại móng nhà phổ biến và ưu nhược điểm của nó

Ưu và nhược điểm của móng nông

Một số ưu điểm của móng nông:

  • Có kết cấu đơn giản.
  • Có chi phí thi công rẻ.
  • Biện pháp thi công dễ thực hiện hơn, quá trình thực hiện nhanh hơn.
  • Các loại vật liệu thi công móng nông dễ tìm kiếm hơn, cần đến ít nhân công hơn.

Nhược điểm của móng nông:

  • Vì chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng nông kém.
  • Chỉ chịu được tải trọng công trình nhỏ
  • Trong trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công móng nông phức tạp vì phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ khi thi công.

Ưu và nhược điểm của móng sâu

Ưu điểm của móng sâu:

  • Được chôn ở vị trí sâu nên có độ ổn định về trượt, lật của móng.
  • Chịu được tải trọng công trình lớn.

Nhược điểm của móng sâu:

  • Chi phí thi công lớn do cần đến nhiều nhân công hơn, vật liệu thi công đắt đỏ hơn và khó tìm hơn.
  • Quá trình thi công móng sâu thường phức tạp và tốn thời gian.
  • Một số loại móng sâu có tính linh hoạt không cao cho lắm.

Các loại móng nhà phổ biến và cách lựa chọn

Các loại móng vốn được phân loại theo độ sâu, hình thể và đặc tính chịu tải
Các loại móng vốn được phân loại theo độ sâu, hình thể và đặc tính chịu tải

Các loại móng vốn được phân loại theo độ sâu, hình thể và đặc tính chịu tải. Cụ thể là:

  • Móng đơn: Có khả năng chịu tải tập trung, thường được cấu tạo từ gạch, đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép.
  • Móng băng: Móng băng được làm bằng gạch, đá, bê tông…và thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, thường thực hiện trên những ngôi nhà 2 tầng kiểu khung.
  • Móng bè: Có đặc điểm như diện tích đáy móng bằng diện tích xây dựng, móng bè thường được áp dụng với những nền đất yếu hoặc yếu hơn tải trọng của nhà.
  • Móng cọc: Móng cọc có cấu tạo 2 phần là cọc và đài cọc. Móng cọc thường được áp dụng với những công trình quy mô lớn hoặc những nơi đất yếu như ven sông, ven hồ, ven biển. Móng cọc có 2 loại là cọc chống và cọc ma sát, cọc chống thường được dùng trong trường hợp lớp đất quá rắn, cọc ma sát thường được dùng trong trường hợp lớp đất phía bên trên quá mềm, lớp đất rắn nằm quá sâu.

Móng đơn là loại móng phổ biến nhất trong thi công nhà 1 tầng

Móng đơn là loại móng phổ biến nhất trong thi công nhà 1 tầng. Loại móng này thường được kết hợp với các cột chống để phân đều tải trọng của ngôi nhà.

Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Ưu điểm của móng đơn

  • Chi phí rẻ, thời gian thi công ngắn

Nhược điểm của móng đơn

  • Chỉ tiến hành được trên nền đất cứng

Không chịu được tải trọng quá lớn

Móng băng à loại móng chạy dọc bên dưới

Móng băng là loại móng chạy dọc bên dưới các tường chịu lực và tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Các loại móng băng

  • Móng băng 1 phương: Móng băng 1 phương là móng băng đi theo bề ngang của ngôi nhà. Khoảng cách của móng phụ thuộc chủ yếu vào diện tích của công trình.
  • Móng băng 2 phương: Móng băng 2 phương được thiết kế vuông góc với nhau giống như dạng bàn cờ.

Cấu tạo móng băng

Cấu tạo của móng băng gồm có lớp bê tông lót móng, bản móng liên kết thành một khối. Cụ thể là:

  • Lớp bê tông lót dày 100mm
  • Kích thước bản móng tiêu chuẩn (900 – 1200) x 350 mm
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: (500 – 800) x 300 mm
  • Thép bản móng tiêu chuẩn: Phi 12a150
  • Thép dầm móng phổ thông: 6 phi 18 – 22 (thép đai phi 8a150)

Ưu điểm của móng băng

  • Hỗ trợ cho tường và cột đứng chắc theo phương dọc
  • Giảm áp lực cho đáy móng
  • Phân bổ tải trọng từ phần bên trên xuống móng đều hơn
  • Thi công đơn giản, tốn ít nhân công, chi phí rẻ

Nhược điểm của móng băng

  • Không nên áp dụng cho những vị trí đất quá mềm, nhão
  • Tính ổn định chỉ ở mức trung bình, phụ thuộc nhiều vào tính chất tốt sẵn của đất.
  • Đối với những nền đất có mạch nước ngầm quá trình thi công phức tạp hơn

Móng bè là loại móng thường được sử dụng trên những nền đất yếu

Móng bè là loại móng thường được sử dụng trên những nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù có nước hay không, trong quá trình thi công các cọc chống được đặt khá gần nhau để việc chống đỡ hiệu quả hơn.

Móng bè là loại móng thường được sử dụng trên những nền đất yếu
Móng bè là loại móng thường được sử dụng trên những nền đất yếu

Ưu điểm của móng bè

  • Thích hợp với công trình có các lớp địa chất tố và lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.
  • phù hợp với công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp
  • Thời gian thi công nhanh
  • Chi phí thiết kế rẻ

Nhược điểm của móng bè

  • Móng bè dễ bị lún nếu không phân bổ tải trọng đồng đều hay lớp đất quá mềm, yếu
  • Không phải địa chất, điah hình nào cũng áp dụng được
  • Nằm rất gần mặt đất nên tính ổn định thấp

Móng cọc được dùng phổ biến trong thi công nhà cao tầng

Móng cọc là loại móng được dùng phổ biến trong thi công nhà cao tầng hoặc công trình có tải trọng hớn hoặc nhà nằm trên địa hình khó khăn.

Móng cọc chống: Móng cọc cống được dùng trong trường hợp lớp đất yếu là lớp đất rắn, đầu dưới của cọc chống được gắn chặt vào lớp đất rắn truyền tải trọng vào.

Móng cọc ma sát: Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm rất sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng của ngôi nhà vào đất nhờ vào lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.

Móng cọc thường dùng trong thi công những công trình quy mô lớn. Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chọn móng nhà, loại móng nhà phù hợp với từng loại công trình. Hy vọng bạn có thể tìm ra những thông tin hữu ích cho mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *