Nhà đầu tư bất động sản biết cách lập kế hoạch dự phòng

Trải qua 04 lần bùng phát dịch bệnh, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư bất động sản đã biết cách lập kế hoạch để dự phòng rủi ro. Trong số đó, đa phần những phương án này đều có khả năng chịu đựng được áp lực thị trường từ khoảng 03 đến 04 tháng sắp tới. Đây chính là lý do khiến cho đến thời điểm hiện tại, hiện tượng bán tháo, cắt lỗ đất nền vẫn chưa xuất hiện tràn lan, ồ ạt. Cụ thể, chuyên gia bất động sản đã phân tích thực trạng này bằng những dẫn chứng như thế nào? Hãy để sejkin.com giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Sự hấp dẫn của kênh đầu tư bất động sản ngay cả trong mùa dịch

Thực tế chỉ ra rằng sau những lần bùng dịch, giá bất động sản chắc chắn sẽ tăng
Thực tế chỉ ra rằng sau những lần bùng dịch, giá bất động sản chắc chắn sẽ tăng

Có một thực tế là, sau mỗi đợt dịch, giá bất động sản vẫn tăng. Với đợt dịch lần tư, dù vẫn diễn biến phức tạp. Vậy nhưng nghịch lý diễn ra là giá bán bất động sản không giảm. Theo đó, nhà đầu tư cũng không bán tháo, cắt lỗ ồ ạt như dự đoán. Hầu như các nhà đầu tư bất động sản đều chưa bán lỗ. Thay vào đó, họ chỉ giảm lời kỳ vọng so với thời điểm chưa diễn ra dịch bệnh. Đối với nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi, họ vẫn xem bất động sản là kênh đầu tư hàng đầu. Trong số đó vẫn âm thầm săn bất động sản mùa dịch.

Trước tình hình này, thị trường bất động sản chắc chắn chưa thể hồi phục trong thời gian ngắn. Ít nhất là hơn 01 năm nữa để thị trường có thể rục rịch quay lại làn sóng đầu tư. Do đó, trong thời gian chờ đợi, tất cả các thành phần tham gia vào thị trường cần cần lên phương án kỹ lưỡng, tính toán kỹ về nguồn tiền, dự phòng rủi ro, tính toán nhân sự, chi phí mặt bằng, lãi vay để có thể cầm cự khi dịch được cơ bản khống chế.

Nhận định của chuyên gia về các kế hoạch dự phòng của nhà đầu tư bất động sản

80% nhà đầu tư bất động sản đều đã chuẩn bị phương án phòng rủi ro

Theo ông Trần Khánh Quang, chuyên gia Bất động sản. Trong khảo sát tháng 05/2021, 45% nhà đầu tư vẫn muốn đầu tư bất động sản so với 35% muốn đầu tư vào chứng khoán. Dù dịch diễn biến phức tạp kéo dài liên tục trong 03 tháng (tháng 06, 07, 08). Thế nhưng giá bất động sản không giảm. Dòng tiền vẫn âm thầm đổ vào bất động sản.

Có chăng ở một số phân khúc, nhà đầu tư giảm lợi nhuận kì vọng bằng việc giảm 02% đến 05%. Chứ chưa phải bán cắt lỗ. Điều này cho thấy, nhà đầu tư vẫn chờ đợi thị trường tốt lên sau dịch. “Dịch lần này, 80% nhà đầu tư chuyên nghiệp chuẩn bị phương án phòng rủi ro khi đầu tư bất động sản. Nên sức chịu đựng có họ có thể được thêm 03 đến 04 tháng tới. Còn 20% các nhà đầu tư chưa chuẩn bị kịp trong thời điểm hiện nay bắt đầu khó khăn trong việc cầm cự”.

Ở một số phân khúc bất động sản, nhà đầu tư đã giảm thiểu kỳ vọng so với ban đầu
Ở một số phân khúc bất động sản, nhà đầu tư đã giảm thiểu kỳ vọng so với ban đầu

Tuy nhiên, với các nhà đầu tư chuyên nghiệp hiện nay đã chuẩn bị sẵn cho đợt dịch này rồi. Sau đợt dịch thứ nhất, thứ hai, thứ ba tới đợt dịch thứ tư. Họ đã có một phương án phòng thủ. Tức là chuẩn bị sẵn tiền mặt để có thể sống được qua mùa dịch. “Đối với người đang giữ bất động sản, theo tôi nên cố gắng giữ khoảng 03 tháng thì có thể vượt qua được. Còn nếu dịch kéo qua 04 tháng, thì nên tái cơ cấu tài sản giữ tiền mặt lại với nhau”. Ông Quang cho hay.

Thị trường bất động sản luôn có một nhu cầu lớn bất chấp dịch bệnh

Theo bà Phạm Minh Nguyệt, Giám đốc marketing Công ty Propzy, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh luôn có một nhu cầu rất lớn. Đó là những nhu cầu chính đáng từ phía người dân. Hơn nữa, lãi suất ngân hàng đã xuống thấp từ khoảng quý IV/2020 đến nay. Nó khiến bất động sản trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm.

Thời gian gần đây, các số liệu của công ty cho thấy tỷ lệ khá cao những người có sổ tiết kiệm trong khoảng 03 đến 05 tỷ đầu tư vào bất động sản. Vì lãi suất tiết kiệm cũng đã xuống khá thấp. Ngoài ra, lãi suất vay có xu hướng giảm cũng kích thích các nhà đầu tư vay tiền mua bất động sản.

Báo cáo đơn vị này chỉ ra. Thực tế trong chu kỳ 18 tháng từ tháng 01/2020 đến 06/2021. Giá giao dịch bất động sản tại các khu vực tại thành phố Hồ Chí Minh tuy có bị tác động qua các đợt dịch. Vậy nhưng nhìn chung trong xu thế tăng giá. Trong đó phân khúc nhà phố vẫn tăng trên dưới 10%.

Thị trường không ghi nhận sự hoảng loạn, bối rối của nhà đầu tư bất động sản

Mặc dù dịch bệnh đang hoành hành nhưng thị trường vẫn chưa ghi nhận sự hoảng loạn
Mặc dù dịch bệnh đang hoành hành nhưng thị trường vẫn chưa ghi nhận sự hoảng loạn

Chia sẻ tại toạ đàm, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group phân tích. Dù dịch bệnh diễn ra, thị trường vẫn không ghi nhận sự hoảng loạn hay bối rối. Thị trường hiện trong trạng thái tạm lắng. Tức mọi thứ đang đứng yên. Dĩ nhiên không thể nào có mức tăng đột biến. Nhưng đồng thời cũng không có hiện tượng giảm giá sâu ở bất cứ phân khúc nào.

“Sự tạm dừng lần này của thị trường có phần rất khác biệt so với giai đoạn 2013 – 2014. Bởi sự hạn chế của đại dịch khiến các hoạt động giao dịch, buôn bán buộc phải “nghỉ đông”. Chứ bản chất nền kinh tế hay thị trường không có bất kỳ bất ổn gì”. Ông Ngô Quang Phúc đánh giá. Có chăng thời điểm thị trường trở lại trạng thái cũ sẽ phụ thuộc vào tình hình của dịch bệnh. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt trong ba tháng tới, các lệnh giãn cách được gỡ bỏ. Vậy thì rất có thể thị trường sẽ có giao dịch mạnh mẽ. Thậm chí một khoảng tăng giá hay “ấm nhẹ” cũng có thể diễn ra khi thị trường trở lại.

Nhà đầu tư bất động sản đang tranh thủ cân đối lại các danh mục đầu tư

Dù vậy, một số nhà đầu tư trong giai đoạn này đang cân đối lại danh mục đầu tư. Đặc biệt là nhóm đang đầu tư số lượng nhiều và áp lực tài chính cao. Chính nhóm nhà đầu tư này đang tạo ra hoạt động giao dịch trên thị trường. Chưa có hiện tượng giảm giá quá sâu ở một phân khúc nào và các giao dịch bán ra cũng đạt kỳ vọng. Chứ không hề có hiện tượng bán tháo, hay cắt lỗ. Do đó ông Phúc đánh giá thị trường vẫn được kiểm soát tốt.

Còn đối với nhóm nhà đầu tư chân ướt chân ráo vào thị trường, theo ông Phúc sẽ không tránh khỏi bối rối. Nhưng nhà đầu tư cũng nên an tâm, không cần quá lo lắng. Nếu sản phẩm của họ đang đầu tư là sản phẩm dành cho nhu cầu ở thật, có thanh khoản tốt. Nếu có thể gồng gánh được trong giai đoạn từ 03 tới 06 tháng đợi dịch bệnh kiểm soát thì khoản đầu tư đó vẫn tốt. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng vào việc thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc trở lại. Mà nên lên phương án dài hơi hơn để đảm bảo được nguồn thu. Đồng thời tiếp tục đối mặt với đại dịch lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *