Mạng xã hội rao bán tràn lan các loại bánh trung thu “rởm”

Mỗi năm, khi Tết Trung thu đến gần, bên cạnh những loại bánh ngọt truyền thống, cũng có hàng loạt kiểu bánh mới được mọi người săn lùng và xem xét. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, những tưởng trên thị trường sẽ không có bánh trung thu siêu đắt, nhiều khách sạn 5 sao ở Hà Nội bất ngờ tung ra thị trường loại bánh trung thu cao cấp có giá lên tới 10 triệu đồng / hộp. Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội yêu cầu Trưởng ban QLTT tăng cường quản lý địa bàn, rà soát các cơ sở sản xuất, tổ chức sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức thương mại, xây dựng website bán bánh trung thu trực tuyến thương mại điện tử và các mạng xã hội, chẳng hạn như facebook và zalo.

Bánh trung thu rao bán “bất chấp” trên MXH

Bánh trung thu rao bán "bất chấp" trên MXH
Bánh trung thu rao bán “bất chấp” trên MXH

Năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội; nên việc bán hàng online được các đơn vị, cá nhân chú trọng.

Đối với bánh tự làm (handmade) thì được giới thiệu là các cơ sở bánh truyền thống; được sử dụng nguyên liệu tự nhiên như đậu xanh, trà xanh, khoai môn, đậu đỏ… Theo đó, giá bánh cũng khá mềm, chỉ từ 15- 20.000đồng/chiếc; thậm chí nếu bán combo, bán theo set có nơi chỉ 50.000 đồng/3 chiếc; hoặc 100.000 đồng/4 chiếc…

Đối với bánh nhập ngoại thì được giới thiệu là hàng xách tay từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tất cả đều được rao bán với rất nhiều mức giá khác nhau. chỉ vài chục nghìn đồng/chiếc; hoặc bán theo set thì khoảng từ 200.000 – 230.000 đồng/hộp 8 chiếc. Thậm chí, có loại bánh Trung thu mini, giá chỉ từ 90.000 đồng/kg; trong đó mỗi 1 kg có khoảng 25-26 chiếc bánh.

Bánh không rõ nguồn gốc và xuất xứ

Bánh không rõ nguồn gốc và xuất xứ
Bánh không rõ nguồn gốc và xuất xứ

Theo quảng cáo của người bán thì các loại bánh rất dễ bảo quản; để dài ngày cũng không bị nấm mốc, lại có đủ vị khác nhau. Tuy nhiên, vì không được cơ quan nào kiểm tra, giám sát về mặt chất lượng; nên chưa thể khẳng định loại bánh này có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.

Song dù là bánh tự làm hay bánh nhập ngoại theo hình thức xách tay; thì đều không có bất kỳ thông tin nào về sản phẩm, kể cả thời hạn sử dụng. Đối với bánh tự làm thì nguyên liệu làm bánh được mua ở các chợ cho đến cửa hàng online; không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bánh làm xong giao cho khách chứ không được đơn vị chức năng nào giám định chất lượng.

Còn các loại bánh Trung thu được giới thiệu là hàng xách tay; nhưng theo cơ quan chức năng thì đa số là bánh nhập lậu.

Mới đây, tại Hà Nội, lực lượng QLTT đã phát hiện 2 vụ kinh doanh bánh trung thu nhập lậu; tại 2 cơ sở kinh doanh với số lượng lớn khoảng hơn 11.000 sản phẩm. Thông tin trên nhãn mác cho thấy, những loại bánh này; do nước ngoài sản xuất nhưng không có đơn vị nhập khẩu; đồng thời không có hóa đơn chứng minh nguồn xuất xuất xứ. Trong đó có những loại bánh trung thu đang được rao bán trên thị trường với mức giá siêu rẻ.

Kết luận

Nhiều đối tượng lợi dụng thương mại điện từ để kinh doanh các loại bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm. Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dân khi lựa chọn và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo an toàn thực phẩm, cần chọn các sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng như có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản, ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *