Xây dựng thành phố nổi đang là phương án được nhiều nhà khoa học đề xuất tại Pháp. Các chuyên gia cũng cho rằng đây sẽ là giải pháp cho các quốc gia gần biển. Nhằm bảo vệ môi trường nước và sống chung với tình trạng nước biển đang dâng cao trong những năm gần đây. Các nhà khoa học so sánh việc tàn phá môi trường từ các thành phố trên mặt đất và nêu bật những lợi ích các thành phố trên biển sẽ mang lại cho cả con người và thiên nhiên. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Thành phố nổi – Giải pháp tương lai cho quốc gia ven biển’.
Mục Lục
Giải pháp bảo vệ môi trường và đối phó với nước biển dâng
Theo các chuyên gia, xây dựng các thành phố nổi không chỉ tạo lập nơi sinh sống bền vững cho con người. Mà còn giúp cải thiện môi trường sống cho các sinh vật biển. Đây là một giải pháp rất thực tế để đối phó với nước biển dâng trong tương lai.
Đầu năm nay, Viện Seasteading đã ký một biên bản ghi nhớ. Với chính phủ Polynesia thuộc Pháp để triển khai xây dựng mô hình thành phố nổi. Tại vùng biển của nước này. Theo ông Joe Quirk, đại diện Viện Seasteading. Các thành phố nổi không những là nơi sinh sống bền vững cho con người. Mà còn có thể giúp phục hồi các rạn san hô. Cung cấp môi trường sống cho sinh vật biển.
Theo ông Quirk, sự gia tăng nhiệt độ nước biển. Là nguyên nhiên khiến các rạn san hô bị tẩy trắng. Và chết hàng loạt tại nhiều vùng biển. Tuy nhiên, sự hiện diện của một thành phố nổi. Có thể giúp ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể, nếu thành phố nổi được xây dựng trên các vùng biển này. Con người có thể chủ động điều chỉnh. Tạo ra một số vùng khuất bóng để hạ nhiệt độ nước biển. Khi mặt trời di chuyển, ánh sáng vẫn chiếu được xuống đại dương. Để tạo ra sự quang hợp cần thiết. Nhưng nhiệt độ đã được điều chỉnh vừa đủ để các rạn san hô phục hồi.
Các thành phố nổi có thể giúp phục hồi môi trường
Ông Quirk chia sẻ với báo Inhabitat: “Chúng tôi cho rằng các thành phố trên mặt đất. Là tác nhân làm ô nhiễm các đại dương. Các thành phố nổi thì khác. Chúng có thể giúp phục hồi môi trường.” Ngoài ra, các cấu trúc vững chắc của thành phố nổi trở thành môi trường sống cho các loài sinh vật biển. Ví dụ như cấu trúc sàn bằng kính. Phù hợp để thiết kế căn hộ hoặc nhà hàng kết hợp với bể cá.
Mục tiêu của các thành phố nổi này là sử dụng năng lượng. Có thể tái tạo và hoàn toàn tự cung tự cấp. Các tấm pin mặt trời nổi sẽ bao phủ 20% bề mặt của một thành phố nổi. Ở điều kiện được làm lạnh bởi nước. Các tấm pin này có thể sinh ra năng lượng nhiều hơn 20% so với pin trên đất liền. Thêm vào đó, nước thải từ thành phố nổi sẽ được xử lý và tái chế. Không xả trực tiếp ra môi trường.
Mực nước biển đang dâng cao theo từng năm
Thành phố nổi được thiết kế giống như một hòn đảo tự nhiên. Với các tòa nhà được xây dựng từ vật liệu có nguồn gốc địa phương như tre, xơ dừa, gỗ tếch. Đây được coi là giải pháp giúp các đảo quốc và quốc gia ven biển. Ứng phó hữu hiệu với nguy cơ mực nước biển dâng trong tương lai. Theo dự kiến, thành phố nổi đầu tiên sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Gồm khoảng 15 đảo, mỗi đảo có diện tích 625m2.
Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế kỷ qua. Và gần đây, trong kỷ nguyên sử dụng vệ tinh đo độ cao. Để xác định mực nước biển, từ năm 1993 đến 2000. Mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9-3,4 ± 0,4-0,6 mm/năm. Mực nước biển dâng có thể do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Mà phần lớn là từ những tác động của con người. Điều này sẽ làm tăng mực nước biển trong tương lai về lâu dài. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng; núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu làm mực nước biển dâng trong thế kỷ tới.