Vừa qua, Ngân hàng trung ương Châu Âu – viết tắt là ECB mới kết thúc kỳ họp đầu tháng 9, cùng với những tín hiệu vô cùng tích cực từ các lĩnh vực kinh tế. Trong đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự báo tăng trưởng kinh tế. ECB bắt đầu điều chỉnh gói kích thích tăng trưởng kinh tế trong đại dịch. Trước tình hình kinh tế đang dần phục hồi sau diễn biến phức tạp của Covid-19 và lạm phát tăng cao, ECB đang đứng trước nhiệm vụ khó khăn là phải giảm tốc độ mua trái phiếu, dỡ bỏ chương trình kích cầu mà lại không được gây tổn hại tới đà đang phục hồi kinh tế.
Mục Lục
ECB nâng dự báo tăng trưởng của Eurozone
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã kết thúc kỳ họp tháng 9 với những động thái mới.
Theo đó, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sau những tín hiệu tích cực từ các lĩnh vực kinh tế của khối, từ đó quyết định giảm tốc độ mua trái phiếu chính phủ để dần đưa thị trường cân bằng trở lại.
Động thái này lập tức đẩy euro tăng lên. Theo đó, EUR tăng 0,11% so với USD vào cuối phiên 9/9, lên 1,1828 USD.
Theo dự báo mới của ECB, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2021, cao hơn mức 4,6% được đưa ra trong dự báo trước đó nhờ việc kinh tế của khối đang hồi phục nhanh dần sau khi các quốc gia nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19. Mặc dù vậy, ECB hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực vào năm 2022 xuống 4,6% từ mức 4,7% trong dự báo trước; dự báo về tăng trưởng năm 2023 được giữ nguyên ở mức 2,1%.
Đáng chú ý, trong kỳ họp này kết thúc vào ngày 9/9, ECB đã bước đầu điều chỉnh gói kích thích kinh tế trong đại dịch nhưng vẫn đảm bảo sẽ tiếp tục hỗ trợ các thị trường trong bối cảnh sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang phủ bóng đen lên bức tranh phục hồi kinh tế Eurozone.
Giảm tốc độ mua trái phiếu đẩy euro tăng lên
ECB quyết định sẽ giảm nhịp độ mua trái phiếu hàng tháng khi các hoạt động kinh tế đang dần phục hồi và lạm phát tăng cao. Chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) có trị giá 1.850 tỷ euro (2.200 tỷ USD) là công cụ chính của ECB để giúp đỡ các nước thành viên giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vì đại dịch COVID-19 và hướng tới duy trì tín dụng giá rẻ cho toàn khối.
Trong cuộc họp báo sau khi cuộc họp chính sách kết thúc, Chủ tịch ECB Christine Lagarde khẳng định việc giảm tốc độ mua trái phiếu không phải là giảm quy mô chương trình hỗ trợ hay bước đi để chuẩn bị cho việc kết thúc chương trình hỗ trợ. Đó chỉ là động thái hiệu chỉnh biện pháp khi nhận thấy các điều kiện kinh tế thuận lợi.
Trong thông báo mới, ECB nhận định các điều kiện tài chính “thuận lợi” hiện nay; vẫn có thể được duy trì nếu nhịp độ mua bán tài sản ròng trong khuôn khổ PEPP chậm lại; một cách vừa phải so với 2 quý trước.
ECB đang đứng trước một nhiệm vụ khó khăn
Trong 2 quý vừa qua, ngân hàng này đã mua các khoản nợ trị giá khoảng 80 tỷ euro mỗi tháng.
Mặc dù giảm tốc độ mua tài sản, song chưa quyết định thay đổi quy mô của chương trình; hay thời hạn kết thúc chương trình dự kiến là vào tháng 3/2022. ECB nhấn mạnh linh hoạt trong hỗ trợ kinh tế Eurozone; và sẵn sàng điều chỉnh các công cụ hỗ trợ khi cần thiết.
Tương tự nhiều ngân hàng trung ương khác; ECB đang đứng trước một nhiệm vụ khó khăn là phải quyết định khi nào; và bằng cách nào để dỡ bỏ các chương trình kích thích kinh tế; mà không gây tổn hại tới đà phục hồi kinh tế.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin kinh tế mới nhất đến bạn đọc.