Chống nồm tốt bằng phương pháp của người Pháp

Tại miền bắc, đặc biệt giai đoạn đầu xuân, khi độ ẩm không khí lên cao sẽ xuất hiện hiện tượng trời nồm. Các giọt nước ngưng tụ, bám trên bề mặt vật dụng, tường nhà, sàn nhà, gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, quần áo cũng không khô, từ đó hình thành nấm mốc gây hại. Để chống nồm tạm thời, người ta phải dùng khăn lau khô vật dụng, mở điều hoà chế độ khô, quạt sưởi nóng, máy hút ẩm…khá tốn kém. Vậy nên mọi người cần thực hiện phương pháp chống nồm hiệu quả từ quá trình xây dựng nhà. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Chống nồm tốt bằng phương pháp của người Pháp’.

Hiện tượng trời nồm là gì?

Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của phía đông Bắc Bộ. Khi độ ẩm không khí khi lên tới 90% trở lên sẽ có hiện tượng nồm. Trời nồm khiến các bề mặt lạnh nên ngưng tụ thành giọt nước. Bám trên nền nhà, tường, đồ vật…, gây bất tiện cho sinh hoạt. Sàn nhà ẩm ướt, quần áo phơi mãi không khô; các vật dụng dễ nấm mốc, hỏng hóc. Khi có trời nồm, tốt nhất người dân nên đóng kín cửa để hạn chế hơi ẩm từ ngoài vào.

Hiện tượng trời nồm là gì?
Hiện tượng trời nồm là gì?

Nhiều người quan niệm, trời ẩm thì bật quạt để hong khô. Nhưng đó là điều không nên. Khi độ ẩm không khí lên tới 90% trở lên thì có hiện tượng trời nồm. Vì khi đó áp suất vùng này giảm. Càng khiến hơi nước ngưng tụ, gây ẩm ướt nhiều hơn. Mọi người nên dùng khăn khô lau nhà và các vật dụng. Với những gia đình có điều kiện thì có thể làm khô không khí trong nhà bằng cách mở điều hòa ở chế độ khô, máy hút ẩm, quạt sưởi nóng…

Chống nồm hiệu quả bằng xỉ than theo cách của người Pháp

Tại miền Bắc, vào những ngày đầu xuân, thời tiết nồm ẩm khiến sàn nhà thường xuyên bị ẩm ướt. Biện pháp tạm thời là lau khô, dùng máy hút ẩm nhưng để giải quyết triệt để, từ khi xây dựng, chủ nhà nên áp dụng ngay biện pháp phòng chống. Dưới đây là chia sẻ của độc giả Trung Phạm về cách chống nồm cho ngôi nhà xây từ 2 năm trước của anh:

Năm 2016, khi làm nhà, tôi đã lên mạng tham khảo cách chống nồm của người Pháp tại Việt Nam. Sau đó, tôi quyết định đổ nền bằng xỉ than cùng cát hạt to. Mọi người khi ấy đã cười chê cách làm của tôi. Sau 2 năm, vào mùa gió nồm, sàn nhà tôi không hề bị ướt. Do đó, tôi rất tự hào rằng mỗi khi giao mùa, sàn nhà tôi luôn khô ráo.

Chống nồm hiệu quả bằng xỉ than theo cách của người Pháp
Chống nồm hiệu quả bằng xỉ than theo cách của người Pháp

Cách làm cụ thể:

  • So với cốt sàn dự kiến, làm móng âm 70cm.
  • Đổ 30-35cm cát vàng hạt to, sau đó tưới đẫm nước.
  • Tiếp tục rải lên trên 30cm xỉ than.
  • Đổ tiếp cát và tưới nước để lấp kín các khoảng trống, cho đến khi cát không thể xuống nữa.
  • Đầm chặt sau đó rải vữa cát và xi măng để san mặt bằng thật mỏng (khoảng 1-1,5cm). Lưu ý cát to còn xi măng cho ít nhất có thể. Sau đó, bạn có thể lát gỗ hoặc gạch tùy theo sở thích.

Để tăng tối đa khả năng hút nước, bạn nên chọn loại gạch không quá nhẵn. Hoặc nếu thích, bạn vẫn có thể chọn lát gạch men bóng. Còn tôi chọn lát gạch kích thước 80x80cm.

Dù tốn công sức hơn nhưng đây là việc nhất thiết phải làm

Theo KTS Ngọc Anh, cách chống nồm của anh Trung phù hợp với những ngôi nhà ở phía Bắc. Dù tốn chi phí và công sức hơn nhưng đây là việc nhất thiết phải làm. Cũng theo vị kiến trúc sư này, tình trạng sàn bị nồm thường kéo dài vài ngày đến cả tuần vào dịp đầu xuân. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự chênh lệch giữa nhiệt độ phía trên và phía dưới sàn nhà. Khi có gió nồm, hơi ẩm sẽ ngưng tụ thành các giọt nước trên sàn.

Trước đây, hiện tượng này thường ít xảy ra do nhà sử dụng mái ngói, tường vôi, nền đất nên nước đã được hấp thụ bớt. Tại Pháp, những công trình cổ dù lát gạch hoa nhưng nhờ làm nền cẩn thận nên không bị nồm. Khi áp dụng cách của người Pháp tại Việt Nam, tùy công trình, kiến trúc sư có thể nâng sàn nhà cao hơn, có thể lên tới 1m.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *