Giải pháp sống chung với Covid, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi kinh tế

Ngày 16/9, 14 Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị, gửi Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi kinh tế. Trước dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phá sản, hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy do giãn cách xã hội, phong tỏa kéo dài. Để khắc phục 14 hiệp hội quyết định gửi kiến nghị đến Chính phủ: thay vì cách ly, phong tỏa toàn thành phố, quận huyện, đề nghị cách ly theo quy mô nhỏ, cách ly điểm cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình;… Trong đó, các điểm sản xuất cần tự chủ lập phương án PCD, thực hiện tốt 5K.

Nhiều ngành nghề khó khăn chất chồng bởi dịch bệnh

Lãnh đạo của 14 hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất nước thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thực phẩm, điện tử, chế biến thủy hải sản, đồ gỗ… đã gửi kiến nghị đến Chính phủ, đề xuất chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới, thống nhất quản lý trên toàn quốc để vừa từng bước phù hợp phục hồi kinh tế, mà vẫn kiềm chế được dịch.

Trong đơn thư kiến nghị, các hiệp hội cho biết đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 do biến chủng Delta khiến việc giãn cách xã hội tại Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh miền Nam đã kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Giãn cách, phong toả diện rộng và kéo dài khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tình hình này không thể kéo dài. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của TPHCM tháng 8.2021 giảm 49,2%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 59,4%…

Nhiều ngành nghề khó khăn chất chồng bởi dịch bệnh
Nhiều ngành nghề khó khăn chất chồng bởi dịch bệnh

Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy, người lao động mất việc làm, nông-ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Nhiều lao động ở các tỉnh không có việc làm, không có lương thực và tiền dự trữ.

Chính vì vậy, các hiệp hội đề nghị Chính phủ cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Các đề xuất này là một trong những biện pháp quan trọng, nhằm kéo giảm giá xét nghiệm, hạ chi phí cho dân và doanh nghiệp.

Các điểm sản xuất tự chủ lập phương án PCD, thực hiện 5K

Thay vì cách ly, phong tỏa theo thành phố, quận huyện, 14 Hiệp hội đề nghị cách ly theo các điểm dân cư có quy mô nhỏ, điểm cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình;… Trong đó, các điểm sản xuất tự chủ lập phương án PCD, thực hiện 5K.

Cộng đồng các doanh nghiệp cũng mong được khấu trừ chi phí xét nghiệm và phòng chống dịch vào chi phí doanh nghiệp hoặc kinh phí công đoàn, phí bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí cho các cá nhân đóng bảo hiểm, còn với những người chưa đóng, sẽ do ngân sách chi trả; Các bệnh viện, tổ chức y tế tư nhân được phép thu phí xét nghiệm và điều trị.

Hiện chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động là một trong những gánh nặng lớn của doanh nghiệp. Theo tính toán, chi phí xét nghiệm nCoV RT-PCR khoảng 700.000 – 800.000 đồng (tương đương 35 USD) một lần.

Với doanh nghiệp có hàng nghìn lao động, riêng chi phí xét nghiệm cũng lên tới hàng tỷ đồng mỗi lượt. Nếu một doanh nghiệp có hàng nghìn lao động thì chi phí cách ly, xét nghiệm rất lớn, trong khi chi phí một lần tiêm vaccine rẻ hơn rất nhiều.

Các điểm sản xuất tự chủ lập phương án PCD, thực hiện 5K
Các điểm sản xuất tự chủ lập phương án PCD, thực hiện 5K

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh thực hiện “3 tại chỗ” gặp nhiều khó khăn do phải giảm 50% số lao động làm việc.

Đồng thời, việc này phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp phòng chống COVID-19, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động.

14 Hiệp hội kiến nghị chống dịch theo điểm

Trên cơ sở đó, 14 hiệp hội đề nghị để các doanh nghiệp phối hợp với CDC, chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.

CDC cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần mỗi tháng tháng. Như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần mỗi tháng.

Đồng thời, 14 Hiệp hội đề nghị không áp dụng phong toả; cách ly theo vùng địa lý; quản lý; phòng chống dịch theo điểm. Thay vì cách ly; phong tỏa theo thành phố; quận huyện; 14 Hiệp hội đề nghị cách ly theo các điểm dân cư có quy mô nhỏ; điểm cơ sở sản xuất; doanh nghiệp; hộ gia đình;… Trong đó, các điểm điểm sản xuất tự chủ lập phương án phòng chống dịch, thực hiện 5K.

14 Hiệp hội là những doanh nghiệp nào?

Ngoài ra, 14 Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, các bộ ngành liên quan và đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện miễn; giảm các loại thuế; phí; tiền điện; nước các biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 105.

Đối với các các nhân; hộ kinh doanh; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hiệp hội đề nghị cho phép cộng lãi suất ngân hàng vào dư nợ gốc trong 24 tháng. Gia hạn nợ 12 tháng đối với dư nợ ngắn hạn, 24 tháng đối với nợ trung, dài hạn.

Được biết, 14 Hiệp hội kiến nghị bao gồm:

  • Lương thực thực phẩm TP HCM
  • Thực phẩm minh bạch
  • Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
  • Doanh nghiệp điện tử Việt Nam
  • Nhựa Việt Nam
  • Dệt may Việt Nam
  • Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam
  • Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
  • Da giày – Túi xách Việt Nam
  • Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM
  • Gỗ và Lâm sản Việt Nam
  • Sữa Việt Nam
  • Giấy và bột giấy Việt Nam
  • Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *