Kinh nghiệm xây nhà phố có tầng hầm

Kinh nghiệm xây nhà phố có tầng hầm mà các bạn nên biết. Hiện nay nhà phố là lựa chọn của khá nhiều gia đình vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên với diện tích hẹp, chiều cao bị hạn chế và mặt tiền nhỏ hẹp khiến nhiều căn nhà phai lựa chọn xây hầm. Căn hầm sẽ giúp ngôi nhà không vi phạm quy định về chiều cao mà còn mở rộng không gian cho gia chủ. Tuy nhiên việc xây thêm hầm ở nhà phố có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Số tầng hầm bạn được phép xây dựng cho nhà phố

Theo quy định của Bộ Xây dựng về số tầng hầm, chiều sâu tầng hầm để xe không được vượt quá 5 tầng. Tuy nhiên, tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng của gia đình mà bạn có thể thiết kế số tầng hầm thích hợp. Thông thường, đối với những dự án nhà phố, nhà ở dân dụng, số tầng hầm xây dựng sẽ là 1. Nhưng đối với những công trình lớn được sử dụng với mục đích thương mại thì số tầng hầm có thể lên đến 4 hoặc 5.

Tầng hầm và những vấn đề cần lưu ý

Tầng hầm bạn có thể hiểu đó là một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hay ngôi nhà được kiến trúc sư thiết kế và bố trí xây dựng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới tầng trệt (sàn) và nằm sâu trong lòng đất (nằm âm dưới đất). Những vấn đề bạn cần lưu ý trước khi thi công tầng hầm nhà phố

Chiều sâu tầng hầm để xe không được vượt quá 5 tầng
Chiều sâu tầng hầm để xe không được vượt quá 5 tầng

+ Nhà thầu thi công phải thực hiện đúng theo lộ trình từ tiếp nhận mốc, trục, triển khai hệ thống mốc phụ để tìm cốt cho công trình nhằm đảm bảo tiến độ, độ an toàn của công trình thi công.

+ Trong quá trình thi công đào móng, hố bằng phương pháp thủ công hay dùng các phương tiện hệ thống máy móc hiện đại trục tháp hiện đại đều phải tuân thủ đúng theo quy định.

+ Đơn vị thi công cần phải tìm ra phương án huy động nhân lực,vật lực(xe vận chuyển) vận chuyển đất thừa đi chỗ khác nhằm không gây ùn tắc giao thông cho các con đường gần/xung quanh đó theo đúng quy định.

Giải pháp thi công tầng hầm nhà phố kiên cố

Phương pháp ép cọc khoan nhồi

Đây là giải pháp thi công tầng hầm nhà phố có thể thi công trên mọi loại đất với hầm sâu một cách an toàn. Thi công ép cọc khoan nhồi có khá nhiều Ưu điểm và nhược điểm.

  • Ưu điểm

Có thể thi công trên mọi loại đất với hầm sâu một cách an toàn.

  • Nhược điểm

+ Thời gian thi công lâu

+ Chi phí thi công khá cao

Thi công tầng hầm nhà phố bằng phương pháp U Thép

Phương pháp này có điểm nổi bật thi công nhanh chóng, thích hợp với nền đất mềm, đất bùn. Khi thi công U Thép cho tầng hầm gia chủ cần xác định được một số ưu điểm và nhược điểm phương pháp U Thép

  • Ưu điểm

+ Thi công nhanh chóng

+ Chi phí thi công rẻ

  • Nhược điểm

Không thi công được trên nền đất là đá ong cứng.

Thi công tầng hầm nhà phố bằng phương pháp Giằng I cọc vây thép

Điểm nổi bật phương pháp này là thi công nhanh chóng, thích hợp thi công trên nền đất cứng. Sau đây sẽ là một số ưu điểm và nhược điểm phương pháp Giằng I cọc vây thép

  • Ưu điểm

+ Thời gian thi công nhanh chóng

+ Chi phí thi công thấp

+ Trang thiết bị, máy móc thi công đơn giản

  • Nhược điểm

+Không thích hợp thi công trên nền đất yếu

+ Vật liệu thi công(Thép I, Thép tấm) không sử dụng lại được

Tại sao bạn nên thuê một đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp

Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn
Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn

+ Có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.
+ Có đội ngũ công nhân thâm niên trong nghề.
+ Có đội ngũ giám sát viên giám sát nhằm đảm bảo tiến độ thi công.
+ Đảm bảo tuân thủ đúng theo mọi quy định về thi công tầng hầm.
+ Cam kết đảm bảo chất lượng công trình trước, giữa và sau quá trình thi công.
+ Cam kết bảo hành từng hạng mục công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết.

==> Ngoài ra các công ty xây dựng còn hỗ trợ mọi thủ tục liên quan đến vấn đề pháp lý: xin giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế…

Quy trình thi công tầng hầm nhà phố đúng tiêu chuẩn và đảm bảo kỹ thuật

Quy trình thi công tầng hầm nhà phố tại Sao Việt tóm gọn qua 7 bước sau:

Bước 1: Triển khai thi công tường CSP

Bước 2: Khoan cọc nhồi, đặt thép, tạo hệ thống giằng, tìm cốt và trụ cho công trình

Bước 3: Đầm nền đất, xây gạch, thi công kết cấu sàn, cốt, giằng

Bước 4: Moi đất, đưa đất dư lên và vận chuyển đi nơi khác

Bước 5: làm sàn tầng hầm cốt và cốt sàn theo thứ tự từ trên xuống

Bước 6: Đổ bê tông móng, xây ván khuôn, thi công kết cấu móng

Bước 7: Gia công ván khuôn, lắp cốt thép, thi công kết cấu dầm sàn theo thứ tự từ dưới lên trên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *