Ngân hàng loại bất động sản khỏi danh sách “giải cứu”

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các ngân hàng lớn tại Việt Nam đã tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay. Đồng thời tiến hành bổ sung gói tín dụng với lãi suất ưu đãi. Mục đích của những hoạt động này cốt là để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể “dễ thở” hơn trong tình hình rối ren khiến cả thế giới phải chao đảo. 

Tuy nhiên cũng giống y hệt như lần “giải cứu” trước đó. Trong lần này, các ngân hàng vẫn tiếp tục loại bỏ chứng khoán và bất động sản khỏi danh sách nhận được sự ưu ái. Trước sự kiện này, các chuyên gia đã có cách nhìn nhận và phân tích ra sao? Mời các bạn hãy cùng theo chân sejkin.com lắng nghe ý kiến của họ ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Chứng khoán và bất động sản bị đứng bên lề công cuộc “giải cứu” của ngân hàng

Ngân hàng không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản
Ngân hàng không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản

Cụ thể, các ngân hàng lớn cho biết sẽ tiếp tục giảm lãi suất. Đồng thời bổ sung gói tín dụng lãi suất ưu đãi 04%/năm. Tất cả là nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Tập trung ưu tiên các khách hàng tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tuy nhiên, lần này cũng như đợt giảm lãi suất diễn ra vào tháng 07/2021 vừa qua. Ngân hàng không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản. Như vậy có thể thấy, chứng khoán và bất động sản bị đứng bên lề công cuộc giải cứu doanh nghiệp của Ngân hàng.

Nhận định của chuyên gia về việc bất động sản đứng bên lề “giải cứu” của ngân hàng

Doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức sau thời gian dài chống chọi dịch bệnh

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận rằng. Sau hơn một năm rưỡi chống chọi đại dịch, nỗ lực tự cứu mình. Cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp. Trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức. Thậm chí có một số lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt. Nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản.

“Thiếu dòng tiền đang là khó khăn trực tiếp và đáng quan ngại nhất hiện nay. Doanh nghiệp bị ngộp thở do không còn tiền trả lãi vay, trả nợ, duy trì bộ máy, hỗ trợ, giữ chân người lao động. Dự án không thể triển khai đúng tiến độ. Công trình xây dựng phải dừng, không có sản phẩm bán. Giao dịch theo đó giảm mạnh. Doanh số bán hàng rơi thẳng đứng. Không thể huy động được vốn như trước đây”. Ông Châu cho hay.

Không có lý do để loại bất động sản khỏi danh mục được hưởng hỗ trợ lãi suất của ngân hàng

Đứng trên lập trường doanh nghiệp bất động sản, bà Hương Nguyễn, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cho rằng. Doanh nghiệp bất động sản luôn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng. Thông qua các chương trình vay vốn đầu tư và phát triển dự án trong trung và dài hạn. Các khoản vay bất động sản chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng. Thậm chí mang lại phần lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng trong suốt thời gian vừa qua.

Doanh nghiệp bất động sản luôn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng
Doanh nghiệp bất động sản luôn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng

Dịch bệnh kéo dài lần này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp bất động sản. Nó gây ra giảm sút nghiêm trọng về doanh thu và dòng tiền của các doanh nghiệp này. Từ đó dẫn đến việc không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn. Theo đó, việc áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất cho các khoản vay chứng khoán, bất động sản là cần thiết.

Bất động sản cũng là lĩnh vực trọng yếu. Nó đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tác động đến hơn 200 ngành nghề liên quan. Vì vậy không có lý do gì mà loại các khoản vay bất động sản nằm ngoài danh mục được hưởng chính sách hỗ trợ về lãi suất vừa được công bố của các nhân hàng.

Sẽ rất khó khăn nếu doanh nghiệp bất động sản không nhận được hỗ trợ của ngân hàng

Thị trường bất động sản các tháng vừa qua đang đối mặt với thách thức và khó khăn chưa từng có do dịch bệnh gây ra. Giãn cách xã hội kéo dài trên nhiều tỉnh thành. Điều ấy khiến doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Họ chuyển sang chế độ làm việc tại nhà hoặc tạm dừng hoạt động. Từ quý II/2021 đến nay, doanh nghiệp bất động sản bán hàng khó khăn, không có doanh thu. Dòng tiền sụt giảm mạnh. Trong khi vẫn phải duy trì hoạt động bộ máy.

Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự. Đồng thời giảm lương từ 20% đến 30% để duy trì bộ máy. Tính riêng 04 tháng đầu năm 2021, có tới 842 doanh nghiệp bất động sản tạm dừng hoạt động. 345 doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể. Nếu không có sự hỗ trợ từ giãn, giảm nợ hoặc lãi vay. Vậy thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.

Việc ngân hàng loại bất động sản khỏi danh sách “giải cứu” là bất hợp lý, không công bằng

Bàn về vấn đề bất động sản bị “loại” khỏi danh sách ưu đãi lãi suất của các ngân hàng. Trong khi đây là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 02 năm qua. Luật sư Nguyễn Văn Lộc (Chủ tịch LP Group) cho rằng. Chính sách trên của các ngân hàng là không hợp lý và thiếu công bằng. Mặc dù việc quyết định lãi suất tùy thuộc vào các ngân hàng để ưu tiên cho các nhóm khách hàng của mình. Nhưng hãy dựa vào sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra để xem xét lại.

Chính sách trên của các ngân hàng là không hợp lý và thiếu công bằng
Chính sách trên của các ngân hàng là không hợp lý và thiếu công bằng

Luật sư đưa ra quan điểm. Bất động sản đóng góp rất lớn vào khoảng ngân sách. Từ đó đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng tín dụng. Khi mà các ngành sản xuất và dịch vụ khác bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh. Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước “thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Để bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”. Để làm được điều đó, ngân hàng cần tạo mọi điều kiện để giữ ổn định thị trường bất động sản đang khó khăn.

Kết luận

Còn nhớ rất lâu trước đây bất động sản bị quy chụp không khác gì tội đồ và bị “lên bờ xuống ruộng” bởi các kiểu chính sách xiết chặt. Sau một thời gian dài cuối cùng bất động sản được trả về đúng vị trí của nó. Khi được thừa nhận đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế. Nó đóng góp khoảng 11% GDP. Đồng thời có tác động đến hơn 200 ngành nghề khác nhau. Vậy mà bây giờ khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực này gặp khó lại bị thẳng thắn quy chụp là đầu cơ và bị bỏ rơi.

Trước thực trạng trên, chuyên gia cho rằng. Nếu các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khi không còn giải pháp nào khả quan. Họ có cơ sở để thay đổi chính sách với đối tác và khách hàng. Theo hướng người mua cùng chia sẻ rủi ro, khó khăn với mình. Người mua nhà hay người vay cho mục đích bất động sản gặp khó khăn. Từ đó ảnh hưởng chung đến hàng triệu người.

Ngân hàng Nhà nước nên cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của doanh nghiệp. Bao gồm doanh nghiệp bất động sản. Xem xét cho khách hàng được vay vốn mới. Nó sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp địa ốc bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Từ đó dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *